Un entretien avec la pianiste Hà TRAN,
fille aînée du grand et inoubliable comique, TRAN VAN TRACH
Diễm Đào (le Magazine Ngay Moi Paris)
Le 1er octobre 2017, par un après-midi pluvieux, j’ai été invitée à un concert de la pianiste Ha TRAN en l’Eglise américaine de Paris. Ce jour-là, malgré le temps maussade, les spectateurs y étaient venus très nombreux. Ha Tran, gracieuse dans sa tunique traditionnelle vietnamienne apparaissait sous les applaudissements des spectateurs. Puis le silence tomba. Les doigts magiques de cette musicienne dansaient sur les touches du piano, elle transportait les auditeurs vers un jardin musical.
A la fin du concert, tout le monde s’était levé et a salué la pianiste par des applaudissements interminables. Parmi les spectateurs, quelques français, en me regardant, ont fait la remarque suivante : « C’est vraiment étonnant qu’une musicienne vietnamienne puisse jouer aussi merveilleusement du piano ! ». C’était un compliment mélangé d’étonnement et de condescendance comme si une asiatique n’était pas capable de jouer d’un instrument occidental. »
Les applaudissements continuèrent de plus belle et la pianiste réapparut. Pour remercier les spectateurs, elle joua un autre morceau intitulé Intermezzo No 1 du compositeur mexicain, Manuel Maria Ponce.
A la fin du concert, comme les gens l’entouraient pour la féliciter, je ne pus l’approcher. Je lui ai envoyé un mail pour solliciter une interview afin de comprendre mieux sa vie, son parcours professionnel, celui d’une musicienne vietnamienne vivant dans un pays étranger.
D D : Vous descendez d’une lignée de familles de musiciens traditionnels du Vietnam depuis cinq générations, pour quelle raison avez-vous choisi la musique occidentale ?
Quelle a été la réaction de votre famille quand vous avez choisi la musique occidentale au lieu de la musique traditionnelle vietnamienne ?
H.T : Quels motifs m’ont emmenée à la musique occidentale ? En fait, quand j’étais petite je ne savais pas trop ce que j’aimais. Mon père qui m’a souvent accompagnée à mes cours de piano m’a guidée. C’est ainsi que j’ai suivi cette voie et je pense qu’il y est beaucoup dans ce choix.
D D : Pouvez-vous nous raconter le parcours qui vous a conduit vers le monde de la musique occidentale au point d’avoir une notoriété aujourd’hui ? En quelle année avez-vous commencé à étudier le piano ? Dans quel conservatoire ? et enfin, quand avez-vous été diplômée ?
H.T : J’ai commencé à étudier le piano à l’âge de 8 ans au Conservatoire de Saigon qui avait les mêmes programmes d’études que celui de Paris. J’ai quitté le Vietnam pour venir en France après le changement de régime. J’y ai trouvé une nouvelle vie ! Mon but était de continuer mes études afin de passer les concours pour devenir Professeur de piano.
J’ai reçu la médaille d’Or du Conservatoire à Rayonnement Municipal (CRM) de Fontenay-sous-Bois, qui m’a permis d’avoir un Diplôme d’enseignement. Ensuite, j’ai eu le Premier prix de Piano au Concours International NERINI en 1985 puis obtenu la Licence de Musique à l’Université Panthéon à la Sorbonne. En 2014, j’ai eu le Diplôme d’Etat (DE) du Ministère de la Culture en France. Depuis 2017, je continue à suivre la Licence d’Enseignement à l’EcoleNormale de Musique de Paris.
Je suis reconnaissante envers mon professeur André GOROG au près duquel j’ai suivi les cours pendant de nombreuses années. C’est un grand musicien et un éminent Concertiste. Il a aussi été l’élève d’ArthurRUBINSTEIN, de Marguerite LONG et d’AlfredCORTOT.
J’ai souvent participé aux Programmes de pratique du piano à Courchevel. En2016 et 2017, j’ai participé au Master Class à Mont-Dore avec Carlos Cebro, Concertiste et Directeur du Concours International de Piano de Barcelone et de Brest. Carlos est un des élèves du célèbre musicien Vlado Perlemuter.
Parallèlement, je suis aussi les cours du Professeur Michael Wladkoski. L’enseignement me prend beaucoup de temps. Actuellement, je suis Professeur de Piano au Conservatoire de La Garenne-Colombes, et en même temps, je prépare le concours ATEZ (Assistant Territorial Artistique) en 2018 dans le but d’être Titulaire.
D D : Parallèlement à un statut de Professeur de piano, vous menez une carrière de concertiste dans le domaine musical à Paris. Dans ce parcours, pour atteindre une certaine notoriété, vous avez été sûrement confrontée à des obstacles susceptibles de vous décourager ?
H.T : Dans le domaine artistique, j’ai été confrontée à beaucoup d’obstacles, surtout quand on a la « peau jaune ». J’ai aussi eu des difficultés financières mais la jalousie et l’indifférence sont les obstacles les plus durs que j’ai affrontés. Pour moi, toutes ces difficultés ne m’ont pas découragée. Je suis issue d’unefamille de musiciens depuis cinq générations du côté de mon père mais du côté de ma mère, c’est une famille qui a trois générations de commerce. Je serai toujours reconnaissante envers ma mère qui m’a beaucoup aidé financièrement à chaque fois que j’ai eu des difficultés.
J’ai aussi une sœur et un frère, j’ai grandi dans deux mondes différents mais, moi, j’ai choisi la musique. Le décès de mon père en 1994 est une grande perte pour moi mais cette disparition est sûrement une motivation pour me pousser à « faire quelque chose » pour que dans l’autre monde, mon père soit fier de moi. Ce sont des éléments qui m’encouragent pour traverser des moments de solitude. Parfois je me sens un peu découragée. Mais chaque fois que je pense à mes parents qui ont tant sacrifié pour moi, de plus, avec mon âme vietnamienne, je me sens plus forte. Il faut que je montre aux Français, àtravers mon travail, que les Vietnamiens sont un peuple imprégné de quatremille ans de culture et de civilisation. Le Vietnam n’est pas un pays de guerre mais c’est un pays nourri par l’Amour musical et artistique.
D D : En dehors des cours enseignés au Conservatoire de la Garenne-Colombes, ainsi que les participations aux festivals de piano, avez-vous le temps de donner des cours particuliers ?
H T : Les cours particuliers sont nécessaires pour compléter mes charges.
DD : En tant que Professeur de Piano, quels conseils donneriez-vous aux débutants de piano ?
H.T : Pour apprendre la musique, l’essentiel, c’est le travail et la patience. A mon avis, je pense que le talent nous aide à apprendre plus vite que les autres mais ce n’est pas le seul facteur. La volonté, la patience sont des qualités qui aident les gens à aller plus loin pour atteindre leur but, comme dit le proverbe : « Avec de la patience et de la persévérance, on vient à bout des choses les plus difficiles. » (PubliliusSyrus).
D D : Jusqu’à maintenant, à combien de concerts avez-vous participé ?
H.T : J’ai participé à de nombreux concerts, j’ai organisé avec l’aide de Valérie Chadian, un grand Festival de Piano (16 mains) au Conservatoire De Vélizy (78140) en 2016.
J’ai joué du piano à l’Ecole de Musique de Dammartin en Goële, à la Cité de la Musique, au Club Méditerranée àMarbella, à Djerba La Douce et à Opio .J’ai fait aussi un concert d’échangesentre deux Conservatoires, celui de Garenne-Colombes et celui de Neuilly-sur-Seine et, enfin, un Concert à l’église Sainte- Croix des Arméniens à Paris.
J’ai aussi joué du piano à l’Hôpital Gustave Roussy (en 2013 et en 2017). A l’Hôpital Gustave Roussy à Villejuif, j’ai joué pendant trois années consécutives (de 2014-2017) sous la bienveillance du Professeur Gérard Pierrot. J’ai donné un concert à l’occasion des 60 ans de profession de la chanteuse vietnamienne Bach Yen au studio Raspail à Paris 14ème en 2016.
J’ai joué du piano dans quatre grands concerts mais j’ai fait) souvent des petits concerts à l’hôpital Gustave Roussy depuis 2014. Chaque année, j’y ai joué 45 minutes. J’ai joué pour les patients, pour les malades pour qu’ils ne se sentent pas abandonnés.
J’ai participé à un récital de piano le 1erOctobre 2017 à l’Eglise Américaine de Paris (75008 Paris) où j’ai eu la chance et le plaisir de jouer sur le piano Steinway du grand musicien de Jazz Cole Porter (1891-1964).
D D : Quels souvenirs marquants avez-vous retenus de votre parcours professionnel ?
Un moment d’émotion !
HT : J’ai quand même des moments de joie, c’est quand je pense à mon père. Quand je pense que mon père est fier de moi, il m’arrive quelques fois d’être triste en pensant aux souffrances qu’il a endurées avant de mourir. Ces images douloureuses envahissent une grande partie de mon esprit.
J’ai lutté dans mon travail tout d’abord pour que mon père soit fier de moi et en même temps pour montrer aux Français que le peuple vietnamien est peuple courageux malgré tous les malheurs de la guerre.
D D : Le travail, les activités professionnelles vous prennent beaucoup de temps. Combien d’heures consacrez-vous au piano par jour ?
Arrivez-vous à trouver un petit moment pour vous distraire ? Quel genre de divertissements aimez-vous ?
H.T : Je travaille beaucoup, donc je n’ai presque pas de temps pour les divertissements. Je me concentre dans mes études pour progresser professionnellement. Quelque fois, je sors, pour manger avec des amis afin de garder des relationsamicales ou professionnelles. Ah, j’aime bien faire du shopping parce que j’adore les beaux habits. J’aime bien aussi la danse, la mode.
D.D : Maintenant, on va changer de sujets mais si vous ne les trouvez pas intéressants ou que ces sujets vous dérangent, nous pouvons nous arrêter là.
Quand vous vous êtes décidée à faire carrière dans le monde musical occidental, parmi les célèbres musiciens comme Johann Bach- Amadeus Mozart- Ludwig van Beethoven- Franz Liszt Schubert- Johannes Brams
Quel musicien admirez-vous le plus ? Vous a-t-il influencé au point d’en devenir votre guide dans ce monde musical ?
H.T : Je suis rêveuse, c’est pourquoi Chopin est celui que j’admire le plus mais je ne fais pas que rêver car, en moi, il y a un mélange indescriptible entrerêverie et révolution !
D D : D’après vous, quelle est la technique la plus pertinente pour bien jouer du piano, aujourd’hui ?
H.T : Pour moi, sur le plan physique, il faut travailler à la souplesse du corps. Evidemment, il faut réfléchir, se concentrer et écouter les notes que l’on joue. Bien sûr, la position des mains sur les touches et la pratique sont des techniques de base. En plus, pour moi quand on joue il faut oser montrer tout ce qu’on a dans notre cœur, il ne faut pas être timide, il faut être sincère avec le public. La majorité des professeurs nous conseillent de pratiquer à longueur de journée mais à mon avis, surtout, ilfaut contrôler le trac, il faut aimer la scène, la lumière et les spectateurs !
D D : Merci Ha Tran pour cet interview
Trưởng nữ của Đại Danh Hài, Quái Kiệt
TRẦN VĂN TRẠCH
Diễm Đào ( Tập san Ngày Mới) thực hiện.
Vào một buổi chiều mưa rỉ rả của mùa Thu năm nay (01 tháng 10, tôi đi đến Cathédrale Américaine để nghe concert của Nhạc sĩ Hà Trần. Hôm đó dù là trời mưa mà mọi người đến dự buổi concert này rất đông. Nhạc sĩ Hà Trần trong chiếc áo dài Việt Nam tha thuớt. Cô vừa xuất hiện thì một tràng pháo tay vang lên trong thánh đường. Sau đó một sự im lặng. Người nhạc sĩ với mười ngón tay lướt trên phím nhạc như đưa mọi người vào khu vườn âm nhạc.
Buổi concert chấm dứt mọi người đứng lên với những tràng pháo tay không dứt. Trong đám khán giả tôi được nghe một số người Pháp nhìn tôi nói, « Tôi không ngờ một người Việt Nam mà đàn hay quá ». Câu nói đó là một lời khen có chen lẫn sự ngạc nhiên với thành kiến là người da vàng không thể nào đàn nhạc Tây Phương hay như vậy ?
Những tiếng vỗ tay dồn dập và tiếp nối, nhạc sĩ hà Trần lại xuất hiện và đàn tặng cho khán giả thêm một bàiIntermezzo No 1 de Manuel Maria Ponce Compositeur mexicain.
Khám giả bu quanh người nghệ sĩ, tôi đành ra về và gởi mail xin được gặp để tìm hiểu thêm về cuộc đời và cuộc hành trình có lẽ có nhiều khó khăn trên một đất nước không phải là quê hương của mình ?
Dù thì giờ rất bận rộn nhưng Hà Trần dành cho tôi một buổi chiều trong căn studio trang trí thật nhã thuộc (ở vùng Neuilly-sur Seine)
D Đ : Theo lời giới thiệu, Hà TRẦN sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc cổ truyền từ năm thế hệ, nhưng “duyên” nào, đã thúc đẩy Hà TRẦN đi tiếp cận với âm nhạc Tây Phương ?
Hà Trần có cảm thấy mình bị áp lực gì về phía gia đình khi gắn bó với âm nhạc tây phương thay vì tiếp nối âm nhạc truyền thống ?
H T : Động cơ nào thúc đẩy em đi đến với âm nhạc Tây phương ? Thật ra thì lúc còn nhỏ em cũng không biết mình thích gì, lúc đó Ba em hướng dẫn em đi vào con đường này bằng cách ba em đưa em đi học Piano và từ đó em đi theo con đường mà một cách gián tiếp Ba đã lựa chọn cho em.
D Đ : Hà TRÂN có thể nói qua quá trình đưa Hà Trân đạt được chỗ đứng ngày nay trong thế giới âm nhạc tây phương : bắt đầu theo học đàn piano từ năm nào, tại nhạc viện nào và đã tốt nghiệp vào năm nào ?
H T : Em bắt đầu học đàn Piano từ năm tám tuổi ở trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn mà chương trình cũng như phương pháp dạy cũng giống như ở Pháp. Sau những biến chuyển chính trị, em rời Việt Nam sang Pháp. Nơi đây mở đầu một cuộc sống mới cho em. Bắt đầu từ đây tâm nguyện của em là tiếp tục học đàn bằng cách qua những cuộc thi tuyển, và trở thành Giáo sư (émérite) dạy Piano.
Bắt đầu con đường nghề nghiệp, em đoạt được huy chương vàng ở trường nhạc Conservatoire Rayonnement Municipal (CRM) ở Fontenay-sous-Bois, sau đó em đậu được bằng Diplôme d’enseignement và em tiếp tục theo lớp cử nhân về giảng dạy ở trường Ecole Normale de musique de Paris năm 75017. Em đậu bằng Diplôme d’Etat DE năm 2014 của Ministère de la Culture de France.
Em được giải nhất về Piano của cuộc thi Concours international de NERINI năm 1985 . Em đậu bằng Cử nhân về nhạc ở đại học Panthéon Sorbonne.
Em rất mang ơn nhạc sĩ nổi tiếng, và cũng là Thầy của em ,Concertiste André Gorog, Em theo học với Thầy trong nhiều năm. Ông là học trò của những giáo sư Arthur Rubinstein,Marguerite Long, Alfred Cortot.
Em cũng tham dự thường xuyên những chương trình thực tập về piano ở Courchevel. Liên tiếp trong hai năm 2016 -2017 em đi tham dự Master Class ở Mont- Dore với Carlos Cebro, Concertiste và là Directeur de Concours International de Piano ở Barcelone và Brest. Carlos Cebro là học trò của nhạc sĩ nổi tiếngVlado Perlemuter.
Song song đó, em cũng là học trò của Giáo sư Michael Wladkowski.
Công việc giảng dạy chiếm phần lớn thì giờ của em. Hiện nay em là giáo sư dạy Piano ở nhạc viện La Garenne-Colombes, đồng thời em chuẩn bị thi concours ATEA năm2018 (Assistant territoriald’enseignement artistique) để trở thành công chức (Titulaire dans un conservatoire)
Hơn nữa, nhờ những kinh nghiệm nghề nghiệp mà em được làm hội viên của hội đồng giám khảo và phụ trách cho những cuộc thi tuyển UFAM và cuộc thi tuyển quốc tế Léopold Bellan.
D Đ : Trên con đường dẫn đến sự nghiệp ngày nay, là giáo sư dạy nhạc, Hà TRÂN muốn tạo tên tuổi cho mình trong lãnh vực âm nhạc, nhằm có một chỗ đứng trong giới âm nhạc tây phương tại Paris.
Để đạt được hoài bão của mình (tạo dựng tên tuổi của mình tại Paris), có khi nào Hà TRÂN gặp phải những khó khăn trở ngại làm cho Hà Trân cảm thấy nản lòng ?
H T : Những khó khăn và trở ngại mà em gặp không phải là ít, em nghĩ nhất là trong ngành nghệ thuật, sựganh tị, chèn ép nhất mình là người «da màu ». Những khó khăn về tài chánh, vừa làm vừa học, cũng là một trở ngại không nhỏ, nhưng sự ganh ghét, lạnh lùng của những người trong giới nhạc, cũng không làm cho em nản lòng. Em được sinh ra trong một gia đình, bên ba em là một gia đình có năm đời là những người nổi tiếng trong lãnh vực âm nhạc truyền thống, nhưng bên mẹ em thì là một gia đình có ba đờithương mãi kinh doanh. Em không quên ơn má em đã nâng đỡ em rất nhiều trong lãnh vực tài chính những lúc em bị khó khăn. Ngoài ra em còn hai người em, em lớn lên giữa hai thế giới khác nhau, nhưng em lại hướng về âm nhạc và từ khi ba em mất năm 1994, nỗi buồn mất cha cũng là động cơ mà em nghĩ mình phải làm được « một cái gì » đó để cho ở bên kia thế giới ba em hãnh diện về em. Đó là những yếu tố, giúp em thêm can đảm để vượt qua được những lúc em cảm thấy dường như bị cô đơn, cô lập, đôi lúc em muốn ngã quỵ. Nhưng công ơn nuôi dưỡng dạy dỗ của ba má em và hơn nữa em nghĩ mình là người Việt nam mình phải chứng minh ngang qua công việc làm của mình, để cho người Pháp thấy rằng dân tộc Việt nam không chỉ biết đánh giặc mà là một dân tộc với bốn ngàn năm văn hiến và biết yêu nghệ thuật, yêu Âm nhạc.
D Đ : Ngoài giờ dạy ở Conservatoire de musique de La Garenne-Colombes vừa là người tham gia trong tổ chức nhạc hội về Piano, Hà Trân có dạy thêm ở ngoài không ?
H T : Dạ, em phải dạy thêm ở ngoài thì mới đủ sống.
D Đ : Vốn là giáo sư dạy nhạc lời khuyên của Hà TRÂN dành cho những người mới bắt đầu học học piano là gì ?
H T : Muốn học đàn thì mình phải làm việc, phải có sự kiên nhẫn tập dợt thật nhiều và nhất là phải biết yêu âm nhạc vì em nghĩ năng khiếu chỉ giúp cho mình học nhanh hơn những người khác nhưng không phải là yếu tố chánh. Sự kiên trì nhẫn nại, mới mang lại cho người học kết quả tốt đẹp và mới đi xa hơn trong lãnh vực âm nhạc, cũng như tục ngữ có câu « Cố công mài sắt có ngày nên kim ».
5/ Cho đến hiện nay, Hà Trân đã trình diễn được bao nhiêu concerts ?
Những concerts thì em tham gia cũng nhiều, như em đã tổchức Đại hội về Piano (16 bàn tay) của lớp nhạc mà em dạy với sự cộng tác của Valérie Chadian ở trường nhạc Garenne- Colombes ở Piano Hanlet 78140 Vélizy năm 2016.
Tham gia đàn ở trường nhạc Dammartin Goël, ở Cité de la musique, ở club Méditerranée ở Marbella, ở Djherba LaDouce, ở Opio.
Ở concert trao đổi giữa trường nhạc của Garenne- Colombes và trường Neuilly-sur-Seine
Ở nhà thờ Saint Croix des Arméniens tại Paris
Em đàn ở nhà thương về bịnh Ung Thư ở Gustave Roussy (năm 2013 và 2017)
Và em có đàn trong nhà thương GUSTAVE ROUSSY ởVillejuif trong ba năm liền (2014-2017) qua sự giới thiệu của giáo sư Gérard Pierrot.
Đàn concert nhân dịp lễ Giáng sinh nhà dưỡng lão Dosne ở quận 16 năm 2016.
Tham gia concert kỷ niệm 60 năm nghề của ca sĩ Bạch Yến ở studio Raspail quận 14 năm 2016.
Em đàn bốn concerts lớn và nhựng concerts nhỏ thì nhiều thí dụ như ở nhà thương Gustave Roussy về bịnh ung thư từ năm 2014 cho đến nay, mỗi năm em đều đàn cho nhà thương một concert 45 phút và một fête de la musique trong 15 phút. Em đàn cho những bịnh nhân và những người đến khám bịnh, để cho họ cảm thấy không bị bỏ rơi.
Récital de piano 1er octobre 2017 ở Cathédrale Américaine 75008 Paris em đàn trên cây đàn PianoSteinway của ông nhạc sĩ dương cầm de Jazz Cole Porter 1891 -1964.
D Đ : Trên đoạn đường đi đến sự nghiệp ngày nay, Hà Trân có những kỷ niệm nào đáng ghi nhớ ?
(Một khoảnh khắc xúc động)
H T : Vui thì cũng có, đó là em những lúc em nhớ đến Ba em khi em nghĩ là ba em hãnh diện về thành quả của em và buồn là những gì mà ba em phải bị đau đớn vì cơn bịnh hoàn hành ở Pháp. Hình ảnh này quá lớn và như lấp đầy trong tâm tư của em !
Em cố gắng đấu tranh làm việc để trước tiên là ba em được hãnh diện về em và đồng thời cũng muốn cho nước Pháp cũng như người Pháp thấy rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc can đảm cho dù phải chịu đau khổ nhiều năm trong chiến tranh.
D Đ : Với những bận rộn trong việc mưu sinh và những sinh hoạt hằng ngày Hà TRÂN dành được bao nhiêu thời gian cho mình để đàn trong ngày ?
Hà TRÂN có dành được khoảnh khắc nào để nghĩ đến những giải trí cho riêng mình ?
Hà TRẦN có thể cho biết những bộ môn giải trí mà Hà TRÂN yêu thích ?
H T : Em làm việc rất nhiều, em gần như không có thì giờ giải trí, thời gian trong ngày em tập trung để học vì em muốn mình tiến bộ. Tuy nhiên thỉnh thoảng em cũng đi ra ngoài, như đi ăn với bạn bè vì vấn đề giao dịch,. A ! Em cũng có thích đi shopping, vì em ưa thích quần áo đẹp nhưng chỉ khi nào có dịp chớ em không dành thì giờ để có những giải trí đó. Bộ môn giải trí mà em ưa thích, la danse, la mode.
D Đ : Bây giờ chúng ta có thể chuyển sang một vài chủ đề khác nếu Hà TRÂN thấy (chủ đề) này không thích hợp và làm mất nhiều thời gian của mình, thì chúng ta có thể tạm ngưng, không đề cập đến.
– Khi quyết định bước vào thế giới âm nhạc tây phương Hà TRÂN để tạo tên tuổi cho mình, nhằm có một chỗ đứng trong trong lãnh vực này tại Paris.
– Với Jean Sebastian Bach – Wolfgang Amadeus Mozart – Ludwig van Beethoven – Franz Schubert – Johannes Brahms –Robert Schumann – Frédéric Chopin – Franz Liszt
Hà TRÂN tâm đắc nhất với vị nào trên đây và đã gây ấn tượng mạnh để làm “kim chỉ nam” cho mình theo đuổi sự nghiệp âm nhạc ?
H T : Em mơ mộng nên em thích nhất là Chopin nhưng em không chỉ mơ mộng mà em luôn luôn có sự lẫn lộn giữa sự mơ mộng và sự cách mạng. Những đại nhạc sĩ đó em đều ái mộ nhưng nhạc sĩ mà em cảm thấy gần nhất là F. Chopin, và S. RACHMANINOFF.
D Đ : Hà TRÂN suy nghĩ gì về kỹ thuật piano ngày hôm nay ?
H T : Dạ có, đó là phải làm việc, phải có sự mềm mại của cơ thể, và phải biết suy nghĩ, là phải biết kiểm tra mình và phải biết nghe những gì mình đàn. Dĩ nhiên kỷ thuật cơ bản là phải biết để bàn tay như thế nào, phải tập dợt. Ngoài ra em nghĩ phải có dạn dĩ, táo bạo, phải có cá tính, phải thành thật với khán giả, phải « dám » đưa ra những gì ở trong tim của mình. Đa số những thầy dạy nhạc đều khuyên phải tập luyện. Nhưng đối với em là mình phải dám đưa ra tình cảm của mình, phải biết kềm chế sự lo sợ và nhất là phải biết yêu sân khấu, thích ánh sáng của sân khấu nhất là khi mình phải đàn trước đám đông khán giả.
Cảm ơn Hà TRÂN đã dành thời gian cho buổi trò chuyện hôm nay.